Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm
Viêm bao quy đầu không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà còn ở trẻ sơ sinh. Vậy viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Sau đây các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Nam học Hà Nội sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn để mọi người có thể hiểu rõ hơn về “viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?”.
Nguyên nhân dẫn tới viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Viêm bao quy đầu ở trẻ em
Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay, làm cản trở sự phát triển của dương vật, làm tăng nguy cơ ung thư, biến chứng nguy hiểm khi trẻ lớn lên. Trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa thể tự ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bao quy đầu và gây viêm nhiễm. Một số nguyên nhân cụ thể gây viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh như:
- Đa số trẻ bị viêm bao quy đầu thường do bị hẹp, dài hay nghẹt bao quy đầu sinh lý. Sau mỗi lần tiểu tiện, nước tiểu thường bị đọng lại ở lớp da bao quy đầu, do lớp da này không tụt xuống mà vẫn bao toàn thân dương vật, chỉ để hở ra một lỗ tiểu nhỏ.
- Do vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách gây viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh.
- Ngoài việc vệ sinh không sạch sẽ, trẻ cũng có thể dễ dàng bị viêm bao quy đầu nếu tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nước sông, ao hồ bẩn.
- Lâu ngày tích tụ, không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách, sẽ tạo môi trường sinh sống cho vi khuẩn có hại, gây ra viêm bao quy đầu ở trẻ em.
Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra nhờ những triệu chứng như:
- Vùng da bao quy đầu và quy đầu dương vật của trẻ nhỏ đỏ và sưng tấy.
- Nếu kiểm tra bằng tay có thể thấy quanh lỗ sáo có một lớp bựa bẩn màu trắng đục, sạn như vôi.
- Trẻ ngại đi tiểu, thậm chí kêu khóc trong mỗi lần đi. Nguyên nhân là do trẻ bị đau, buốt.
- Nếu quan sát sẽ thấy nước tiểu của trẻ có màu vàng đục và khai nồng. Đôi khi có thể lẫn máu, trong trường hợp này phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.
- Viêm bao quy đầu ở trẻ em khiến vùng da bao quy đầu dương vật bị sưng tấy, nổi đỏ, thậm chí là ngứa rát.
- Quanh lỗ sáo có một lớp bẩn màu trắng đục như vôi sạn.
- Nước tiểu của trẻ có màu vàng đục, có mùi khai, có thể lẫn máu.
Xem thêm:
Hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ em
Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
Các bác sĩ chuyên Nam khoa Phòng khám Nam học Hà Nội cho biết: viêm bao quy đầu ở trẻ em rất nguy hiểm, nếu không kịp thời can thiệp sẽ gây ra những hậu quả về sau, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
- Gây liệt dương: Khi quy đầu dương vật bị kết dính sẽ gây ra hẹp quy đầu, khi cương dương sẽ phải chịu áp lực do đó thời gian cương cứng không lâu.
- Gây xuất tinh sớm: Viêm bao quy đầu trong thời gian dài không điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm quy đầu khô.
- Gây vô sinh: viêm nhiễm lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến vô sinh khi trẻ lớn lên.
- Dương vật bị sưng tấy, đau rát.
- Viêm nhiễm ngược vào đường tiểu, bàng quang, thận.
- Gây tắc và dính ống dẫn nước tiểu.
- Viêm tinh hoàn và mào tinh…
- Hạn chế sự phát triển của cậu nhỏ.
- Có thể gây vô sinh – hiếm muộn từ nhỏ nếu trẻ không được chữa trị sớm.
- Gây nhiễm trùng: Viêm bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra viêm đường tiết niệu, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt rất nguy hiểm.
Từ những nguy hại trên, có thể thấy viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con mình đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời, tránh tình trạng để lâu viêm nhiễm nặng khó chữa trị.
Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
Để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, cha mẹ không nên tự tìm cách chữa bệnh cho cháu, bởi việc dùng không đúng thuốc, đúng liều lượng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ, tình trạng viêm nhiễm mà các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Nam học Hà Nội sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Có hai cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em:
- Điều trị bằng thuốc: Hiện nay, viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh, kết hợp với chống viêm và chống co thắt. Nhưng liều lượng và loại thuốc dùng cho mỗi trường hợp là khác nhau. Cha mẹ cần tuân thủ liều lượng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, để mau chóng đem lại hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho trẻ.
- Điều trị bằng ngoại khoa (nếu cần): Đây là phương pháp dành cho các bé bị viêm bao quy đầu do dài hoặc hẹp bao quy đầu. Đối với các trẻ đã qua 3 tuổi mà chữa bằng thuốc không hiệu quả sẽ chuyển sang phương pháp này. Các bác sĩ chuyên khoa Nam học – tiết niệu sẽ tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu để loại bỏ viêm nhiễm, ngăn chặn biến chứng gây ra.